Đồng chí Phạm Anh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với Ban Dân tộc về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban trong năm 2022 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2023
Sáng 16/12, đồng chí Phạm Anh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng Đoàn công tác đại diện các sở, ngành đã làm việc với Ban Dân tộc về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban trong năm 2022 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2023.
Trong năm 2022, Ban Dân tộc đã chủ động phối hợp với các sở, ngành và các địa phương liên quan nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, đời sống, tâm tư nguyện vọng trong vùng đồng bào DTTS; đồng thời, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho đồng bào trong việc chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, đến nay, Ban Dân tộc đã thực hiện và giải ngân đạt 100% kế hoạch giao các chương trình, chính sách dân tộc như: chính sách cấp muối i-ốt cho hộ đồng bào DTTS năm 2022 tại huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Phù Cát, Hoài Ân; Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025” tỉnh Bình Định năm 2022; Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào các DTTS giai đoạn 2015-2025” năm 2022; bồi dưỡng kiến thức dân tộc; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS; Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS; tập huấn chuyên ngành công tác dân tộc.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Dân tộc cho biết, trong năm 2022, việc tổ chức, triển khai và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, của các huyện còn chậm. Một số nội dung tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi chưa được các bộ, ngành trung ương hướng dẫn nên ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện Chương trình.
Năm 2023, Ban Dân tộc xác định tập trung tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, địa phương có liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025. Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành lồng ghép các Chương trình MTQG, các dự án khác trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện tốt các chính sách khác cho vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Nhân dịp này, Ban Dân tộc đề nghị UBND tỉnh xem xét bổ sung biên chế để Ban triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; cũng như quan tâm, sớm bố trí trụ sở làm việc cho Ban Dân tộc. Đối với Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025, Ban Dân tộc kiến nghị Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG của tỉnh quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh; ban hành các quy định trong tổ chức thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù; quy định về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng theo quy định của Chính phủ...
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh vai trò của Ban Dân tộc trong việc thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.
1. Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, nội dung công việc được phân công, thực hiện sắp xếp, bố trí lại nhân sự cơ quan đảm bảo khoa học, hợp lý gắn với phân công công việc cụ thể đối với từng người, ưu tiên nhân sự cho những bộ phận trực tiếp tham mưu giải quyết các chính sách đối với đồng bào DTTS, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Tập trung tham mưu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng ưu tiên hàng đầu. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương phát triển mô hình khởi nghiệp tại các thôn, làng đồng bào DTTS; phấn đấu đến năm 2025 mỗi xã đồng bào DTTS đều có mô hình khởi nghiệp, đến năm 2030 mỗi thôn, làng đồng bào DTTS đều có mô hình khởi nghiệp; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng từng địa phương nhằm phát huy hiệu quả sản xuất; thúc đẩy phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với hỗ trợ người dân tiêu thụ đặc sản địa phương…
3. Chú trọng thực hiện công tác giáo dục - đào tạo cho học sinh và người dân. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh và các ngành, địa phương liên quan rà soát lại số lượng, chất lượng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại các cấp học trên địa bàn tỉnh và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước hiện có, kịp thời tham mưu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ, nhằm tạo điều kiện để các em yên tâm học tập đến hết cấp 3 trung học phổ thông; đồng thời, thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề cho các em từ khi còn trên ghế nhà trường và tại các trường/trung tâm đào tạo nghề của tỉnh, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các em quay lại địa phương phục vụ, khởi nghiệp, trước mắt quan tâm hỗ trợ tư vấn, đào tạo nghề cho các em học sinh tại Trường Phổ thông DTNT THPT tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, áp dụng phương thức sản xuất mới, cơ giới hóa, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị kinh tế, biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn tái đầu tư... nhằm nâng cao thu nhập gia đình, cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức sản xuất cho bà con; định hướng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế để áp dụng trong thực tiễn, giúp thúc đẩy khởi nghiệp tại các địa phương.
4. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ (trực tiếp và gián tiếp) cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các chính sách giúp thúc đẩy phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội; trước mắt, ưu tiên nguồn lực để giải quyết vấn đề cấp thiết cho người dân như cải thiện nhà ở, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường sinh thái cho bà con đồng bào DTTS.
5. Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các sở, ngành có liên quan rà soát, phân tích các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh, nhất là 12 chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững, các chỉ tiêu về phát triển sinh kế, giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào,… và xây dựng kế hoạch thực hiện tổng thể, toàn diện hoạt động của Ban Dân tộc tỉnh 3 năm (2023-2025) đối với từng nhóm vấn đề trên trên từng địa bàn cụ thể, trong đó tính toán lồng ghép, đề xuất nguồn lực, để đảm bảo thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, báo cáo đề xuất UBND tỉnh trong quý I/2023.
6. Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách đối với các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kịp thời đề xuất, kiến nghị các vấn đề liên quan, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh rà soát, báo cáo tổng thể cách thức thực hiện đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trong quý I/2023.
8. Sở Tài chính căn cứ định hướng chi ngân sách của tỉnh, quan tâm dành nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy công tác giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thời gian tới.
Kết thúc buổi làm việcChủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn chụp hình cùng
với lãnh đạo các sở, ngành và tập thể Ban Dân tộc