Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh kiểm tra việc thực hiện Chương trình 135 và một số chính sách dân tộc tại huyện An Lão
Ngày 18.1, Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã làm việc với xã An Hưng và UBND huyện An Lão về tình hình thực hiện Chương trình 135 (giai đoạn III) và một số chính sách dân tộc năm 2014.
Ngày 18.1, Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã làm việc với xã An Hưng và UBND huyện An Lão về tình hình thực hiện Chương trình 135 (giai đoạn III) và một số chính sách dân tộc năm 2014.
Theo báo cáo của UBND huyện An Lão, trong những năm qua các nguồn vốn như: chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo Chương trình 135, Chương trình 30a và Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới được đầu tư có hiệu quả, đúng đối tượng, địa bàn,bộ mặt nông thôn miền núi ở huyện An Lão ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao.
Từ nguồn vốn đầu tư CSHT Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (Chương trình 135), Chương trình 30ª, đã bố trí trả nợ 20 công trình, khởi công mới 35 công trình với tổng vốn đầu tư 39.700 triệu đồng (vốn Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững (Chương trình 135) là 9.600 triệu đồng, vốn Chương trình 30ª 29.600 triệu đồng). Nguồn vốn sự nghiệp từ các chương trình này được ưu tiên hỗ trợ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao với tổng kinh phí 10.410 triệu đồng (vốn Chương trình 135 2.910 triệu đồng, vốn chương trình 30ª 7.500 triệu đồng).
Về chương trình 135 (hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng) kinh phí giao: 9.600 triệu đồng. Trong đó: phân bổ cho 8 xã ĐBKK là 7.800 triệu đồng xây dựng mới 10 công trình, trả nợ 3 công trình, chuyển tiếp 01 công trình và trả nợ 02 công trình; 8 thôn ĐBKK được phân bổ 1.600 triệu đồng để xây dựng các công trình thuộc địa bàn thôn, làng. Đến nay nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đã giải ngân 9.600 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch.
Tại buổi làm việc, Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh đánh giá cao kết quả thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn huyện An Lão. Đồng thời đề nghị UBND huyện rà soát lại các nguồn vốn chính sách dân tộc; công khai thông tin về các quy hoạch, kế hoạch cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng nhân dân và phù hợp với đề án xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục huy động và tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số theo hướng phát triển bền vững; chú trọng đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng; thực hiện công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân các dân tộc thiểu số, trọng tâm là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tập trung giải quyết những bức xúc về tình trạng thiếu lương thực, thiếu đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho người dân.