Đại hội nhằm đánh giá những kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định; khẳng định và ghi nhận công lao to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong chặng đường 5 năm triển khai thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III - năm 2019; đồng thời, đề ra phương hướng, nhiệm vụ thực hiện của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ IV - năm 2024.
Đại hội rất vui mừng, phấn khởi, được đón các đồng chí Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chí Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Phạm Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thị Phong Vũ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; Lãnh đạo các các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và 250 đại biểu tiêu biểu thay mặt cho hơn 47.700 đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh về dự Đại hội.
Đại hội đã bầu Đoàn Chủ tịch gồm 09 người để điều hành Đại hội, Ban Kiểm tra tư cách đại biểu gồm 3 người để báo cáo thành phần đại biểu dự Đại hội và Đoàn Thư ký gồm 02 người để ghi chép lại diễn biến Đại hội. Đoàn Chủ tịch đã thông qua Báo cáo chính trị tại Đại hội nhằm đánh giá kết quả thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ III năm 2019, các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn huyện từ năm 2019 đến nay. Đồng thời đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc và các chính sách dân tộc tỉnh Bình Định đến năm 2029.
- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được cải thiện. Hệ thống về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế, nhà văn hóa... đã được đầu tư mới theo tiêu chuẩn nông thôn mới, đảm bảo phục vụ người dân về sinh hoạt và sản xuất; đáp ứng các nhu cầu xã hội cơ bản cho người dân về tạo việc làm, phát triển sản xuất, về các dịch vụ về y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin..., đã thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các vùng đồng bằng của tỉnh;
- Công tác bảo tồn các giá trị truyền thống được người dân, đồng bào dân tộc thiểu số duy trì và phát triển; tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn tuyến núi ổn định, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng củng cố và giữ vững;
- Đường giao thông, điện, nước cho sản xuất, cho sinh hoạt và các công trình phúc lợi xã hội như trường học, trạm y tế, bưu điện, nhà văn hóa, nhà rông … đã được xây dựng đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, phong tục tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, năng suất được nâng lên, cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển đổi;
- Các trường bán trú đã xây dựng bếp ăn và các công trình phụ trợ khác để phục vụ việc ăn uống, nghỉ ngơi, học tập ổn định cho học sinh; 100% trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông con hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu sốđược miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập khi theo học tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn; 100% trẻ em học mẫu giáo thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tiền ăn trưa;
- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, làngđược tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng;
- 95% các hộ dân thuộc địa bàn huyện nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các hình thức báo chí, các xuất bản phẩm và các sản phẩm truyền thông khác;
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, một số chỉ tiêu đã đạt được;
- 100% tỷ lệ dân cư nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi sử dụng nước hợp vệ sinh; trong đó 45,6% tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia;
- Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm bình quân 4,76%/năm, đạt và vượt kế hoạch (từ 1,5%-2%/năm). Riêng huyện nghèo An Lão đã giảm bình quân 6,82%/năm, đạt và vượt kế hoạch (5%/năm).
2.Khó khăn
- Kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi một số nơi còn chậm phát triển; sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi còn thấp, giá thành sản xuất cao, tính cạnh tranh thấp;
- Đời sống các tầng lớp nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số đã nâng cao, tuy nhiên mức sống, mức thụ hưởng các dịch vụ xã hội vẫn còn thấp so với các vùng, khu vực đồng bằng, đô thị trên địa bàn tỉnh;
- Công tác đào tạo nghề đạt kết quả tuy cao về số lượng, nhưng chất lượng đào tạo ở một số trường, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu xã hội. Hệ thống tổ chức, quản lý Nhà nước về công tác dạy nghề còn nhiều bất cập, chưa bố trí được cán bộ quản lý, giám sát chuyên trách về dạy nghề ở cấp huyện nên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ hiệu quả chưa cao.
3.Mục tiêu tổng quát
- Giải quyết việc làm cho người lao động nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động ở địa phương phục vụ cho quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống của người dân, góp phần giảm nghèo bền vững, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh;
- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động thông qua Chương trình giải quyết việc làm là động lực, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh;
- Phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định; khuyến khích tạo ra nhiều việc làm tăng thêm, mở rộng và phát triển sản xuất thu hút người lao động làm việc; tăng cường kết nối cung - cầu lao động, tư vấn, cung ứng lao động đi làm việc ngoài tỉnh và đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tăng nhanh đối tượng tham bảo hiểm xã hội, nhất là đối tượng tự nguyện để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Hướng tới 100% đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp phải tham gia bảo hiểm xã hội. Đồng thời, đẩy mạnh khai thác đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để thực hiện mục tiêu mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 16/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
- Nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông; Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin, truyên truyền ở cơ sở;
- Thông tin và tuyên truyền triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
- Chú trọng công tác tập huấn, đào tạo cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các huyện và cơ sở, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội và sự tham gia của cộng đồng. Quan tâm xây dựng, tổ chức và bố trí cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình, tâm huyết làm công tác giảm nghèo ở các cấp, đặc biệt cấp xã, thôn.
4. Mục tiêu cụ thể đến năm 2029
- Đến năm 2029 tỷ lệ giảm nghèo hàng năm 3 - 4%; giảm từ 50% trở lên số xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III ) và 100% số thôn đặc biệt khó khăn ngoài xã khu vực III so với hiện nay;
- Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện và có thu nhập ổn định đạt 35 - 40%, trong đó có ít nhất 50% là lao động nữ;
- Duy trì 100% xã có đường ô tô được nhựa hóa, bê tông hóa đến trung tâm xã; trên 95% đường ở thôn được bê tông hóa, cứng hóa theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải;
- 100% xã có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đáp ứng nhu cầu học tập; 90% xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn;
- 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% trạm y tế xã có bác sỹ; 100% trạm y tế xã đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
- 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn chức danh theo quy định;
- 100% hộ gia đình có phương tiện nghe, nhìn;
- 100% hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
- Trên 99% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI
Đồng chí Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
phát biểu chỉ đạo Đại hội
Đồng chí Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo Đại hội
Đồng chí Phạm Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu đáp từ và lãnh hội ý kiến
chỉ đạo của Lãnh đạo Trung ương, Lãnh đạo tỉnh
Đồng chí Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Thông qua Quyết tâm thư Đại hội