Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Mô hình thí điểm Đề án "Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020"
Ngày 24/12/2018, trong không khí phấn khởi, thắm tình đoàn kết giữa các dân tộc tỉnh nhà và cả nước đang chuẩn bị đón chào năm mới 2019, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tỉnh Bình Định phối hợp với UBND huyện Vĩnh Thạnh long trọng tổ chức Hội nghị Tổng kết 3 năm (2016 – 2018) thực hiện Mô hình thí điểm Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020”;
Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Trần Quốc Lại, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tỉnh, tham dự Hội nghị có trên 80 đại biểu là đại diện Lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh, Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các hội đoàn thể liên quan ở tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND các huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống, đại diện lãnh đạo Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Định và 4 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú 4 huyện, đại diện lãnh đạo UBND 25 xã, thị trấn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Thay mặt Ban Chỉ đạo giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tỉnh, đồng chí Trần Quốc Lại nhiệt liệt biểu dương và ghi nhận sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, sự phối hợp chặt chẽ của của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong 3 năm thực hiện 2 Mô hình điểm, công tác ngăn chặn, giải quyết tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, Bình Định vẫn là tỉnh có tỷ lệ tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số cao; tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là hành vi vi phạm pháp luật, để lại hệ luỵ lớn cho xã hội, nó làm suy giảm chất lượng dân số nòi giống dân tộc và kim hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận…Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là do: Ảnh hưởng của những quan niệm, phong tục, tập quán lạc hậu; tác động, ảnh hưởng của cơ chế thị trường; lối sống, trào lưu của giới trẻ; trình độ dân trí và ý thức pháp luật của người dân chưa cao. Mặt khác, chúng ta cũng nhận thấy rằng công tác truyền thông và tuyên truyền còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước còn buông lỏng, sự can thiệp phía chính quyền địa phương chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết; cùng với sự tuyên truyền, vận động của các hội đoàn thể chưa thường xuyên, liên tục và sâu rộng ….
Nhân dịp này, thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Mô hình thí điểm Đề án tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tỉnh đồng chí Trần Quốc Lại nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân trong xã Vĩnh Sơn, giáo viên cán bộ, công nhân viên Trường phổ thông DTNT Vĩnh Thạnh, đặc biệt là Ban Chỉ đạo Mô hình đã thực hiện hành công Mô hình thí điểm Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại xã Vĩnh Sơn và Trường Phổ thông DTNT Vĩnh Thạnh.
Qua 3 năm triển khai thực hiện các hoạt động thực hiện Mô hình thí điểm của Đề án đã thu được những kết quả nhất định; bên cạnh những ưu điểm chúng ta nhận thấy trong xã hiện nay tình trạng tảo hôn đã giảm, nhưng vẫn còn, học sinh bỏ học và bỏ học do tảo hôn tuy có giảm nhưng không đáng kể, nhất là học sinh trung học phổ thông; tình trạng gia đình tổ chức lễ cưới (theo phong tục) sau khi các em chưa đủ tuổi có thai vẫn được diễn ra.
Để từng bước hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh, trước mắt đồng chí đề nghị các xã, trường cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Một là, Tiếp tục duy trì Mô hình điểm Đề án tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn xã và Trường PHDTNT Vĩnh Thạnh.;
Hai là,tiếp tục tuyên truyền, vận động, thuyết phục theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” đến từng người dân, cần chỉ rõ cho họ nhận thấy tác hại của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Ba là, khi phát hiện các trường hợp tảo hôn chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể tiến hành giải thích, vận động, lập biên bản đình chỉ, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Bốn là, đề nghị Đảng ủy xã ra nghị quyết quy định cán bộ, đảng viên có con tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và biết đám cưới tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống mà đến dự thì đưa vào tiêu chính đáng giá đảng viên hàng năm.
Năm là,tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào hương ước thôn, làng trường hợp gia đình tổ chức đám mà chủ rể và cô dâu chưa đúng tuổi pháp luật quy định thì xử lý theo pháp luật và hương ước, quy ước làng./..