TRANG CHỦ       GIỚI THIỆU      VĂN BẢN CHÍNH SÁCH      THƯ ĐIỆN TỬ
  Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Gop y du thao
Chinh phu
Portal BD
idesk
Văn bản điều hành UBND tỉnh Bình Định
Công báo Bình Định
Trung tam ITA
Công dân hỏi - Trưởng ban trả lời
Cải cách hành chính
thu tuc hanh chinh
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC

Bình Định có 33 xã, thị trấn có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tập trung theo cộng đồng làng, thôn thuộc 6 huyện miền núi và trung du: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát. Có 3 huyện nghèo thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, 26 xã đặc biệt khó khăn (gồm 141 thôn) và 47 thôn đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II.

Dân số dân tộc thiểu số ở vùng miền núi khoảng 9.500 hộ, 36.500 người. Hiện có 27 dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có 3 dân tộc chiếm số đông 9.300 hộ, 35.700 nhân khẩu cư trú lâu đời là Chăm, Bana và H’rê và một số dân tộc mới nhập cư  khoảng 200 hộ, 800 khẩu. Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định có truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, tương thân, tương ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; có lòng yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Địa bàn vùng miền núi tỉnh Bình Định có vị trí chiến lược xung yếu cả về phát triển kinh tế - xã hội, thế trận quốc phòng - an ninh, môi trường sinh thái; đây là vùng căn cứ địa cách mạng của 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Cộng đồng các DTTS trong tỉnh

 

Dân tộc Bana (Bơhnar – Bahnar)

Người Bana thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme. Ngoài tên gọi Bana ra, người Bana ở từng vùng, từng địa phương còn có những tên gọi khác nhau như Gơlar, Tơlô, Giơ lâng (Y lăng), Rơ ngao, K’riêm, Roh, Conkđeh, A la kông, K’pơng kông, Bơ nâm …

Dân tộc Bana là một dân cư bản điạ lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, có một nền văn hoá cổ truyền thống khá hấp dẫn, lý thú được xếp vào hàng thứ 12 trong 53 các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Ở Bình Định người Bana cư trú trong các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, và 3 xã ở huyện Hoài Ân, 1 xã 3 làng của huyện Tây Sơn.

Người Bana ở Hoài Ân mới từ Vĩnh Thạnh chuyển cư sang. Người Bana ở Vân Canh trong quá trình tồn tại và phát triển đã trao đổi văn hoá rất mạnh với người Kinh, đặc biệt là người Chăm sống kề cận. Hiện tượng trao đổi, giao lưu, ảnh hưởng văn hoá giữa người Chăm và người Bana ở Vân Canh đã hình thành nên trạng thái đan xen văn hoá rất đặc thù ở nơi đây. Chính vì thế người Bana ở Vĩnh Thạnh hiện còn giữ được nhiều nét văn hoá  đặc thù tộc người nhất trong số những người Bana ở Bình Định.

 

Thiếu nữ người Bana

Người Bana ở Vĩnh Thạnh được cộng đồng người Bana trong vùng gọi là Bana K’riêm. Ngữ nghĩa của người Bana K’riêm hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau. Đa phần ý kiến của người dân Bana ở Vĩnh Thạnh thừa nhận: Danh từ K’riêm có ý nghĩa chỉ người Bana ở vùng thấp, sống quanh vùng Đak K’riêm. Người Bana ở Vĩnh Thạnh cho rằng: Xét vế mặt nguồn gốc họ có cùng nguồn gốc với người Bana ở Gia Lai.

Trong khi đó người Bana ở Vân Canh lại được gọi là Bơhna - Chămroi, hay Bana Bằng hường. Về nguồn gốc xa xưa của bộ phận Bana ở Vân Canh hiện nay có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Có ý kiến gợi ý rằng: có thể xưa kia người Bana ở đây chính là người Ma đa mà bia ký Chàm đã nói đến. Qua quá trình đấu tranh sinh tồn và chịu những biến động của lịch sử, người Bana ở vùng ven biển đã dần chuyển lên vùng cao hơn để sinh sống. Nhưng một số ý kiến khác lại xếp người Bana ở Vân Canh thành một bộ phận riêng gọi là Bana – Chăm.

Như thế, dù có nhiếu ý kiến khác nhau về người Bana ở Vĩnh Thạnh, ở Vân Canh nhưng trên những nét lớn chúng ta có thể khẳng định người Bana ở Bình Định là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng Bana. Người Bana ở Bình Định hiện nay vẫn còn giữ lại được nhiều nét văn hoá của cộng đồng Bana nói chung. Tuy nhiên trong quá trình di cư, xáo trộn, sống xen kẻ, cận cư, người Bana ở Bình Định (nhất là người Bana ở Vân Canh) đã tiếp xúc, đan xen nhiều yếu tố văn hoá của người Chăm, người Kinh (Việt) sống bên cạnh.

 

Thiếu nữ Bana huyện Vân Canh

Dân tộc H’rê

Trong quá trình sinh tồn và phát triển của mình, người H’rê mang nhiều tên gọi khác nhau. Đồng bào H’rê tự gắn tên mình theo tên sông, suối nơi đồng bào cư trú. Ví như ở Minh Long (tỉnh Quảng Ngãi) có con nước Rvá, gọi là “người Rvá”, ở Ba Tơ có con sông Liên gọi là “người nước Liên” … H’rê là tên gọi của một  đoạn thượng nguồn sông Trà Khúc, chảy qua vùng đồng bào cư trú và đã trở thành tên gọi chính thức của dân tộc này.

Ở miền núi Bình Định, người H’rê cư trú tập trung ở huyện An Lão. Chính vì thế khi nói đến người H’rê ở Bình Định chúng tôi đặc biệt lưu ý tới người H’rê ở huyện An Lão.

 

 

Người H’rê sống rất tập trung trong các xã của huyện An Lão. Người H’rê dù sống ở Bình Định (An Lão, Vĩnh Thạnh), Gia Lai hay ở Quãng Ngãi (Nghĩa Hành, Mộ Đức) đều thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me miền núi. Về nguồn gốc của người H’rê hiện vẫn còn có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Tuy nhiên, bản thân người H’rê lại coi miền Tây Bình Định (An Lão), Quảng Ngãi (Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long, Trà Bồng, Tư Nghĩa) là vùng đất mà tổ tiên họ đã khai phá từ xưa. Trong các truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc, người H’rê thường nhắc nhiều đến tên các ngọn núi Mùn, Rin, và xem đó như là vùng đất khởi thuỷ của dân tộc. Người H’rê ở Bình Định, Quảng Ngãi trong sinh hoạt kinh tế có một điểm khá đặc thù là bên cạnh canh tác nương rẫy, dân tộc này từ rất sớm đã biết canh tác lúa nước theo phương pháp “dẫn thuỷ nhập điền”

 

Dân tộc Chăm Hroi

Người Chăm (Chăm Hroi) ở Bình Định, Phú Yên có mối quan hệ mật thiết với nhau và có một quá trình phát triển vừa chung, vừa riêng rất đáng được chú ý trong cộng đồng Chăm (Chàm) trên phạm vi cả nước.

Ở Bình Định, người Chăm cư trú tập trung ở huyện Vân Canh. Ở huyện Vân Canh, người Chăm sống xen cư với người Bana và người Kinh. Người Chăm ở huyện Vân Canh tỉnh Bình Định có khá nhiều tên gọi và tên tự gọi khác nhau: Chăm Hroi, Hroi, A roi, Chăm ĐắcRây, Chăm Hơđang, Chăm Đèo … Theo đồng bào Chăm ở Vân Canh, Chăm Hroi (hay Hroi, A roi) chỉ là những người Chăm ở vùng cao, là người Chăm ở vùng núi. Chăm ĐắcRây hay Chăm Hơđang là Chăm phía mặt trời mọc. Đồng bào Chăm giải thích: Trước kia người Chăm sống ở vùng thấp, vùng mặt trời mọc, sau đó họ mới chuyển lên vùng cao (vùng có tên là Hroi). hiện nay người Chăm ở Vân Canh rất tự hào khi gắn ý nghĩa Chăm với nghĩa “Chăm mặt trời mọc”. Còn Chăm Đèo (không có nghĩa chỉ người Chăm ở bên kia đèo) mà tên người Chăm ở Phú Yên gọi người Chăm ở Vân Canh … Hiện nay trong giới khoa học chưa có một kết luận chắc chắn về nguồn gốc người Chăm ở Bình Định và ở Phú Yên. Giới khoa học khẳng định ngưới Chăm (Chăm Hroi) ở Bình Định, Phú Yên là một bộ phận trong cộng đồng Chăm (Chàm) ở Việt Nam

Có thể gốc gác của người Chăm ở Bình Định, Phú Yên vốn là những người Chàm cổ. Những người Chàm cổ này sau sự kiện thất bại của vua Chiêm Thành ở thành Đồ Bàn, đã chạy dạt lên miền núi rồi tụ cư ở đó. Trong quá trình sinh sống ở miền núi, do tách biệt với cộng đồng ban đầu, do giao lưu và chịu ảnh hưởng của người Bana sống trước đó nên trong văn hoá của bộ phận “Chăm miền núi” này dần dần xuất hiện những yếu tố văn hoá mới. Những yếu tố văn hoá mới hình thành đó càng được củng cố và phát huy khi mà quá trình cận cư, xen cư được đẩy mạnh với tốc độ lớn trên đất Vân Canh vào những thời gian sau này.

Cũng có thể họ là những nhóm địa phương của người Chàm cổ, đã có mặt trên đất Bình Định, Phú Yên trước đó. Những nhóm địa phương tộc người này trong quá trình tồn tại và phát triển của  mình vừa mang những yếu tố của văn hoá nguồn cội (văn hoá Chàm), vừa mang những yếu tố văn hoá khác nguồn cội do sự thay đổi của môi trường sống tạo nên.

VĂN HÓA DÂN TỘC.

GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ CÁC DÂN TỌC THIỂU SỐ BÌNH ĐỊNH

Các dân tộc Chăm, Bana, H’rê ở Bình Định trong quá trình tồn tại và phát triển đã hình thành nên những bản sắc văn hoá vừa mang đặc trưng riêng của cộng đồng dân tộc, vừa mang đặc trưng chung của khu vực, của quốc gia đa tộc người. Những bản sắc văn hoá riêng của người Chăm, người Bana, người H’rê ở Bình Định rất phong phú và đa dạng được thể hiện trên các lĩnh vực văn hoá sản xuất, văn hoá đảm bảo đời sống, văn hoá chuẩn mực xã hội và văn hoá phi vật thể. Những bản sắc văn hoá riêng đó đã trở thành nếp sống, trở thành các chuẩn giá trị được đồng bào giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đó là những nét đẹp trong truyền thống sản xuất, trong cách ăn, ở, mặc, trong cách đối nhân xử thế, trong đời sống tâm linh hay trong văn học nghệ thuật … của cộng đồng các dân tộc Chăm, Bana, H’rê ở Bình Định. Tuy nhiên, đứng trước những thay đổi và yêu cầu mới, những giá trị văn hoá truyền thống của người Chăm, Bana, H’rê bên cạnh mặt tích cực, phát huy tác dụng cũng có những mặt bộc lộ tiêu cực, cản trở trong công cuộc “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” vùng nông thôn, miền núi hiện nay, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá Chăm, Bana, H’rê của vùng đất này là rất quan trọng.

Đối với văn hoá sản xuất

Người Chăm, Bana, H’rê ở Bình Định trong quá trình sống của mình đã có những ứng xử phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường rừng núi. Các dân tộc ở nơi đây trong xuất phát điểm đi lên làm ăn lớn XHCN có sự khác nhau: Người Chăm từ lâu đã biết đến nông nghiệp dùng cày, người H’rê bên cạnh kinh tế nương rẫy, có kinh tế lúa nước, trong khi đó đặc thù của người Bana là kinh tế nương rẫy … Nhưng nhìn chung hoạt động kinh tế trước đây của đồng bào các dân tộc chủ yếu dựa vào tự nhiên, mang tinh chất tự cung tự cấp, đóng kín. Như thế nhu cầu lớn đặt ra hiện nay đối với sản xuất kinh tế của các dân tộc Chăm, Bana H’rê ở Bình Định là cần phải nhanh chóng chuyển đổi tính chất của nền kinh tế, đưa nền kinh tế tự cung tự cấp đóng kín sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá, thị trường. Cố nhiên đây là một việc làm rất khó khăn vì phải phá vỡ truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc: Sản xuất chủ yếu để tiêu dùng chứ không phải để buôn bán. Hơn thế nữa điều kiện miền núi khác xa với đồng bằng: dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng hết sức yếu kém, sức mua của người dân có hạn … cũng là những cản trở trong định hướng phát triển kinh tế hàng hoá. Nhưng nếu như chúng ta có sự quan tâm đúng mức, có sự đầu tư thoả đáng cho đồng bào các dân tộc, thì tin rằng những trở ngại trên sẽ dần dần được khắc phục, những thế mạnh trong kinh tế của người Chăm, người Bana, người H’rê sẽ được phát huy cao độ. Một số định hướng như sau:

Giải quyết lương thực tại chỗ bằng cách nơi nào có điều kiện thì phát triển cây lúa nước, còn nơi nào không có điều kiện thì trồng cây công nghiệp. Các dân tộc Chăm, Bana, H’rê ở Bình Định hiện nay tuỳ từng mức độ nhưng dân tộc nào cũng có trồng cây lúa nước. Tuy nhiên, người H’rê ở An Lão vốn có thế mạnh, kinh nghiệm sản xuất lúa nước từ lâu nên cần tập trung đầu tư khoa học kỹ thuật nhiều hơn cho dân tộc này.

Định hướng phát triển kinh tế vườn. Phát triển kinh tế vườn phù hợp với thế mạnh vùng rừng núi và truyền thống sản xuất lâu đời của đồng bào các dân tộc. Phát triển kinh tế vườn còn là sự khắc phục tình trạng khai thác thiên nhiên bừa bãi đến mức cạn kiệt và góp phần phát triển kinh tế hàng hoá ở miền núi Bình Định hiện nay. Các dân tộc Chăm, Bana, H’rê, dân tộc nào cũng có khả năng phát triển kinh tế vườn.

Định hướng phát triển chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi trong vùng người Chăm, Bana, H’rê ở Bình Định cần chú ý vào việc cải tạo con giống, đưa thêm các giống mới vào (cá, dê, ngỗng, có thể còn là hươu) và nhất là cần phát triển chăn nuôi trâu bò với quy mô lớn trên đồng cỏ Vân Canh, Vĩnh Thạnh.

Định hướng phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống. Các ngành nghề thủ công ở miền núi Bình Định như nghề dệt, nghề đan lát (phổ biến trong ba dân tộc: Chăm, Bana, H’rê), nghề rèn (tập trung ở người Chăm) …, có thời kỳ phát triển khá mạnh và trở thành niềm tự hào của người dân. Sản phẩm nổi tiếng của các của các nghề thủ công truyền thống này là các loại khố, váy, khăn và các loại gùi. Hiện nay các nghềnày đã bị mai một đi rất nhiều. Yêu cầu đặt ra khá cấp bách là cần phải đầu tư để phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống của các dân tộc Chăm, Bana, H’rê.

Văn hoá đàm bảo đời sống là một trong những lĩnh vực văn hoá rất nhanh nhạy, trong việc tiếp thu, vay mượn hay đổi mới, canh tân. Chính vì thế muốn giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trên lĩnh vực này chúng ta cần có một  cách nhìn biện chứng, khoa học và năng động. Như thế theo chúng tôi trong việc xây dựng các làng định cư ở miền núi Bình Định, hiện nay chúng ta phải chú ý tới quy mô làng, tới nguồn gốc, tới điều kiện sản xuất và chú ý tới đặc trưng của một làng Chăm, Bana, H’rê trước đây (cấu trúc truyền thống của một làng Chăm thường là chặt chẽ, cân đối, hài hoà, trong khi đó của người Bana, H’rê là tập trung, quay quần và gói gọn). Chúng ta cần phải chú ý tới yếu tố bền vững, chắc chắn trong cấu trúc nhà sàn  của người Bana, H’;rê, hay yếu tố cân xứng, thoáng mát của nhà sàn người Chăm. Đối với việc ngày một gia tăng của xu hướng chuyển từ cư trú trong nhà sàn sang cư trú trong nhà đất ở người Chăm, Bana, H’rê hiện nay, chúng ta thấy các cấp bộ Đảng và chính quyền địa  phương cần có sự quan tâm, giải thích chu đáo, không nên phó mặc cho tình thế. Chúng tôi nghĩ rằng ở miền núi nếu mất đi những ngôi nhà sàn, hay các nhà rông, cũng có nghĩa là những giá trị văn hoá truyền thống đã bị mai một, đã bị mất đi. Như thế giữ lại những ngôi nhà nhỏ, xinh xắn (ở cả ba dân tộc Chăm, bana, H’rê), những ngôi nhà Rông to đẹp (ở người Bana), giữ lại những váy, áo, khăn đội đầu, đồ trang sức, giữ lại những cơm lam, cháo chua, phong tục uống rượu cần … là giữ lại những tài sản vô giá cho muôn đời con cháu mai sau. Cố nhiên bên cạnh đó những đặc tinh ăn uống lãng phí (nhất là trong những dịp hội hè, cưới hỏi, ma chay), ăn uống không hợp vệ sinh, nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm sàn … chúng ta cần khắc phục, loại bỏ.

Cần giáo dục, khuyến khích, động viên đồng bào Chăm, Bana, H’rê sử dụng, mặc nhiều hơn những bộ váy áo, khăn đội đầu, đồ trang sức … mang đặc tính dân tộc. Chí ít trong những ngày lễ, ngày hội, ngày tết, ngày vui của đồng bào, động viên cho được mọi người  mặc, trang sức theo lối dân tộc. Riêng đối với những gia đình khá giả, cần động viên họ mua sắm, sử dụng các phương tiện vật chất cao cấp như giường, tủ, bàn, ghế, đồ điện … Đó cũng chính là cách thức kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong công cuộc cách tân và đổi  mới hiện nay.

Đối với văn hoá chuẩn mực xã hội

Những  nét đẹp trong văn hoá chuẩn mực xã hội của đồng bào Chăm, Bana, H’rê tỉnh Bình Định được thể hiện qua thế ứng xử cộng đồng làng, họ tộc (đối với người Chăm, H’rê, huyết thống đối với người Bana), qua gia đình, hay cụ thể và bao trùm là qua mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là lòng yêu quê hương, yêu lao động, là sự gắn bó với núi rừng, với dân tộc. Đó là sự mến khách, là tình cảm chân thành,mộc mạc, là truyền thống tôn trọng người già (truyền thống lão quyền). Đó là tính bình đẳng, tính dân chủ, tính cộng đồng trong đối nhân xử thế, tính bền vững trong đời sống hôn nhân gia đình … Trước những thay đổi của điều kiện sống, của xã hội hiện nay, yêu cầu đặt ra là phải biết trân trọng giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp đó. Điều đó cũng có nghĩa là với những đặc tính như tự ti, mặc cảm, cục bộ, địa phương, dân tộc hay tính bình quân … chúng ta cần phải loại bỏ. Chúng tôi cho rằng tính bình quân trong các dân tộc thiểu số ở Bình Định có ưu điểm là tạo nên thế quân bình hay cân bằng trong xã hội, nhưng khuyết điểm của nó là níu kéo, kìm hãm và nhất là không tạo nên được sự ganh đua, những “cú sốc lớn” trong sự phát triển.

Đối với văn hoá phi vật thể

Giá trị văn hoá phi vật thể của đồng bào người Chăm, Bana, H’rê tỉnh Bình Định được thể hiện qua sự đa dạng tín ngưỡng, cổ truyền, qua hệ thống lễ hội và nhất là qua sự phong phú của các loại hình nghệ thuật. Chúng tôi cho rằng những lễ hội đặc sắc của các dân tộc Chăm, Bana, H’rê ở Bình Định như lễ hội đâm trâu, lễ  hội đầu xuân, lễ cúng liên quan đến chu kỳ sản xuất nương rẫy, lễ cúng máng nước hay các lễ nghi liên quan đến một đời người …, là những sinh hoạt văn hoá tinh thần không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào mà còn có tác dụng củng cố ý thức cộng đồng, giáo dục truyền thụ những kinh nghiệm liên quan đến sản xuất. Đặc biệt hiện nay trong đời sống văn hoá tinh thần các dân tộc Chăm, Bana, H’rê tỉnh Bình Định còn lưu giữ được nhiều vốn văn nghệ dân gian quý báu. Đó là các loại chuyện kể, các loại khan, H’amon, thơ ca dân gian, các hình thức và thể loại múa, các hội hoạ điêu khắc. Đó còn là sự phong phú của các loại hình nhạc cụ, của dàn nhạc cồng chiêng … Những giá trị văn hoá tinh thần trên đây đã trở thành niềm tự hào và cần phải được giữ lại không phải chỉ riêng cho con cháu người Chăm, Bana, H’rê ở Bình Định mà còn cho cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Tóm lại, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Bình Định là bảo tồn và phát huy những thế mạnh trong kinh tế, trong ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội. Đó chính là sức mạnh về những giá trị văn hoá vật chất và văn hoá xã hội, văn hoá tinh thần mà người Chăm, người Bana, người H’rê đã sáng tạo nên và sống bền lâu cùng các dân tộc. Tuy nhiên, trong cuộc sống xây dựng xã hội mới hiện nay, bên cạnh bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá đã được sàng lọc qua thời gian, chúng ta còn phải biết tiếp thu những tinh hoa của văn hoá thời đại, của những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Có như vây chúng ta mới xây dựng thành công “một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc” như tinh thần của Nghị quyết lần thứ 5 (khoá 8) mà Đảng ta đã đề ra.

LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG.

Các  dân tộc thiểu số ở Bình Định tuy chỉ chiếm 2% dân số toàn tỉnh, nhưng cư trú trên một vùng núi rộng lớn. Đó là nơi vị trí chiến lược hết sức quan trọng của Cách mạng Nam Trung bộ nói chung và Tỉnh uỷ Bình Định nói riêng, là căn cứ địa của quân và dân tỉnh nhà trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nơi đó, trong suốt chiều dài lịch sử chống giặc cứu nước hào hùng của dân tộc, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Bình Định đã nêu cao vai trò đấu tranh bất khuất, trung dũng và thuỷ chung sâu sắc. Dưới chế độ phong kiến , từ vùng đất này, nhiều cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc thiểu số đã liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là phong trào đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Võ Lía (Võ Văn Don) chống chế độ hà khắc của chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1769). Cuối thế kỷ XVIII trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đồng bào các dân tộc thiểu số Bình Định ở vùng Tây Sơn Thượng đạo đã góp những công lao to lớn. Họ không những tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa, cùng với nghĩa quân xây dựng căn cứ địa đầu tiên của phong trào, mà còn che chở, đùm bọc một số tướng lĩnh và nghĩa quân trốn tránh sự trả thù tàn khốc và hèn mạc của vua quan nhà Nguyễn. Chính sử sách của nhà Nguyễn cũng đã thừa nhận điều đó.

Năm 1739, từ căn cứ Tây Sơn Thượng Đạo, nghĩa quân Tây Sơn tràn xuống đánh chiếm phủ Quy Nhơn, mở đầu cuộc chiến đấu ngót 20 năm dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ - Quang Trung, lật nhào ách thống trị phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê, đánh tan quân xâm lược Xiêm (1774 – 1775), Mãn Thanh (1788 – 1789), lập lại sự thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Trong những chiến công oanh liệt của đoàn quân chân đất cờ đào áo đỏ, nổi lên vai trò xung kích và trung kiên của  các đội quân voi và cung nỏ thiện chiến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Bình Định.

Cho đến nay, nhân dân vùng An Khê - Vĩnh Thạnh còn lưu truyền và gìn giữ những truyền thuyết, di tích về thời kỳ Tây Sơn hiển hách. Đó là chuyện “Chúa Xà Dàng và bầy ngựa rừng” phản ánh tài thu phục các già làng của Nguyễn Huệ. Những truyền thuyết về vực Lồng Đèn ở Con Roi (Vĩnh Hoà), cánh đồng Nguyễn Huệ và thành đá Kà Tơn (Vĩnh Sơn). Đặc biệt là đồng bào Bana vùng Vĩnh Sơn đã giữ gìn khẩu đại bác của nhà Tây Sơn và chăm sóc vườn cam Nguyễn Huệ. Khẩu đại bác đó hiện đang được trưng bày tại nhà bảo tàng QuangTrung ở Phú Phong - Tây Sơn, còn vườn cam ở làng Kon Truch xã Vĩnh Sơn. Ở các vùng Vân Canh, An Lão, theo tương truyền, nghĩa quân Tây Sơn do Quang Trung lãnh đạo đã chặn đánh cánh quân của Nguyễn Ánh tại cửa Thị Nại, Nguyễn Ánh và tàn quân bỏ chạy vào làng Đèo (nay thuộc làng Canh Giao xã Canh Hiệp), từ đó băng qua rừng đến Dạ Lộc (huyện Đồng Xuân,Phú Yên). Hiện nay trên địa bàn Vân Canh còn lại dấu tích căn cứ “Trại Đền” (nay thuộc làng Canh Giao xã Canh Hiệp) một xưởng sản xuất vũ khí thời Tây Sơn.

Trong phong trào Cần Vương chống Pháp (1885 – 1887) của nhân dân Bình Định, dưới cờ “Bình Tây đại nguyên soái” của Mai Xuân Thưởng (1860 – 1887), của Đào Doãn Lịch, Tăng Bạt Hổ, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Bình Định đã nổi dậy hưởng ứng mạnh mẽ, cùng nhau nô nức gia nhập nghĩa quân giết giặc cứu nước. Tại Vĩnh Thạnh vẫn còn lưu giữ những truyền thuyết và dấu tích về cuộc hội quân giữa nghĩa quân người Bana với nghĩa quân người Việt của phó tướng Tiểu. Nhiều vùng rừng núi ở Bình Định từng là trại sản xuất lương thực, rèn vũ khí thô sơ, vừa là nơi luyện tập quân sĩ, giam giữ tù binh của nghĩa quân. Đồng bào các dân tộc thiểu số không những nô nức tham gia nghĩa quân, hăng hái vận chuyển lương thực, vũ khí mà còn đóng góp cho phong trào Cần Vương những vị chỉ huy nghĩa quân anh dũng, tài ba như Đề binh Nguyễn Trung Thuận, Khiển binh Đỗ Nguyễn, các Quản Trấn, Quản Bờ, Quản Nguyễn … Đặc biệt là phong trào chăm lo hậu cần tại chỗ cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Hiện nay đồng bào vẫn còn lưu truyền những tấm gương quyên góp lúa gạo cho nghĩa quân  như mẹ Năm Đá, Đỗ Thị Lài người Bana ở Vĩnh Thạnh.

Tinh thần cách mạng đó của đồng bào các dân tộc thiểu số Bình Định càng được nhân dân nhân lên gấp bội khi thực dân Pháp tấn công lên Bình Định. Đồng báo các dân tộc đã phản kháng quyết liệt để chống lại ách áp bức, bóc lột hà khắc, nhất là chống Pháp cướp đất lập đồn điền.

Từ đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh chống sưu thuế, chống áp bức, bóc lột, giành quyền làm chủ núi rừng của đồng bào các dân tộc Chăm, Bana, H’rê đã liên tiếp nổ ra dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau …

Năm 1898, tại Vân Canh, đồng bào các dân tộc thiểu số dưới sự lãnh đạo của Võ Trứ đã trang bị dao, rựa, giáo, mác tập trung đến tỉnh lỵ sông Cầu để biểu tình đòi “khất thuế”, đòi trừng trị “bọn sâu dân mọt nước”

Trong thời gian từ năm 1902 – 1906 phối hợp với đồng bào ở Vĩnh Thạnh, người Chăm, Bana, H’rê ở trong vùng đã liên tục nổi dậy chống thực dân Pháp lên vùng rừng núi chiếm đất để thăm dò vàng, kền, cô ban … Đặc biệt từ 16/4/1908 đến 19/5/1908, đồng bào các dân tộc thiểu số Bình Định đã nổi dậy tịch thu sổ thuế của bọn tổng lý, cùng nhau kéo về tỉnh lỵ (nay là thị trấn An Nhơn) đòi trừng trị bọn gian ác, chống sưu cao, thuế nặng. Các ông Trưởng Các, Nguyễn Thiện, Ung Văn Lê, Ung Văn Diện, Trương Dị vừa là những chiến sĩ tiên phong của phong trào chống sưu thuế ở địa phương, vừa là những chiến sĩ “bắt cóc” cảm tử cùng đoàn quân khất sưu thuế tại thành Bình Định.

Đặc biệt từ năm 1937 đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây Bình Định đã tham gia tích cực vào phong trào “Nước xu đỏ” của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Tây Nguyên. Nội dung chính của phong trào là chống sưu, chống thuế, chống áp bức của thực dân Pháp, giành quyền làm chủ núi rừng. Phong trào “Nước xu đỏ” lúc đầu nổi lên mạnh mẽ ở vùng Đắc Tô, Đắc Sút. Mang Bút … rồi lan xuống miền Tây Quảng Ngãi và Bình Định. Phong trào “Nước xu đỏ” ở miền núi Bình Định bắt đầu từ năm 1937, đến mùa hè 1938 bùng lên với quy mô rộng lớn và hình thức đấu tranh quyết liệt.

Sau khi đón được “Nước thần” về (1938 – 1941) một phong trào chống Pháp rất mạnh mẽ đã thu hút nhiều dân tộc ở Bình Định tham gia. Đồng bào các dân tộc ở vùng núi tỉnh Bình Định dấy lên phong trào đấu tranh chống sưu thuế, chống bắt lính và đặt biệt là phong trào bất hợp tác với Pháp. Nhiều vùng, đồng bào đã thực hiện những cuộc “chạy làng” vào vùng rừng núi cao, cắt đứt mối liên hệ, sự kiểm soát của các đồn binh Pháp.

Có thể nói, từ khi Pháp đặt chân đến nước ta, suốt 80 năm thống trị, chúng chưa bao giờ “bình định” được miền núi Bình Định. Những chiến dịch vây, quét của chúng diễn ra liên tiếp nhưng đều thất bại, đồng bào vùng rừng núi Bình Định vẫn bất khuất, kiên cường chống trả kẻ thù bằng nhiều hình thức, nhất định không chịu hợp tác, không chịu làm nô lệ cho giặc.

Ngày 11/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, thừa lúc Pháp hoang mang dao động, đồng bào các dân  tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên đấu tranh quyết liệt. Điển hình là phong trào tập hợp thanh niên học sinh đấu tranh đánh đuổi giặc Pháp của ông Mang Thoong (người Bana), ông Mang Tân (Người Chăm) ở huyện Tuy Phước (nay là huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh …) các thanh niên tham gia phong trào đã đánh trọng thương tên tổng binh Pháp ở đồn Vân Canh.

Đầu tháng 5/1945 được sự giúp đỡ của Mặt trận Việt minh tỉnh, các đội tự vệ cứu quốc ở Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão và nhiều nơi khác được ra đời. Trong những người con ưu tú của các đội cứu quốc có sự tham gia tích cực của các thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số, điển hình như đồng chí Mang Thoong (người Bana), Mang Tân ( người Chăm huyện Vân Canh), Bình Oying, Đinh Tôn (người Bana - huyện Vĩnh Thạnh).

Vào những ngày cuối tháng tám năm 1945 không khí Cách mạng sục sôi khắp toàn tỉnh. Ngày 23 - 8 Mặt trận Việt Minh đã giành được chính quyền. Ngay sau đó một phong trào mít tinh rầm rộ khắp các huyện miền núi Bình Định để chào mừng chiến thắng và tuyên bố độc lập chính quyền Cách mạng lâm thời. Trước phong trào Cách mạng đó, chính quyền địch ở các thôn, xã tan rã, các chánh tổng, lý trưởng phải nộp đồng triện (khuôn dấu) tài liệu cho chính quyền Cách mạng.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân các dân tộc thiểu số Bình Định đã hăng hái tham gia phong trào kháng chiến, biến rừng núi thành khu căn cứ của Cách mạng. Đó là phong trào “luống rau kháng chiến”, “đàn gà kháng chiến”, “lập quỹ nuôi quân”, “quà cho các chiến sĩ ở chiến trường”; đó là phong trào “mẹ nuôi”, “chị nuôi” trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc thương bệnh binh, phong trào thành lâp lực lượng du kích bảo vệ quê hương, động viên con em mình tòng quân nhập ngũ phát triển mạnh mẽ, rộng khắp đến từng làng. Sau Cách mạng tháng Tám, đội du kích của huyện Vân Canh, vĩnh Thạnh, An Lão đã trở thành những lực lượng vũ trang nòng cốt của Ủy ban hành chính kháng chiến các huyện.

Sau năm 1954, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã thi hành nhiều âm mưu thâm độc, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, khuyến klhích rộng rãi mê tín dị đoan, cúng bói, ma chay, đồng thời dụ dỗ, mua chuộc, bắt ép thanh niên các dân tộc làm bia đỡ đạn cho chúng. Chúng còn bao vây phá hoại kinh tế, bắt bớ tù đày, khủng bố đồng bào các dân tộc, hòng dập tắt tinh thần yêu nước, ý chí đấu thanh của đồng bào. Nhưng ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi so sánh giữa ta và địch, nhất là lực lượng vũ trang còn rất chênh lệch, đồng bào các dân tộc vẫn một lòng theo Đảng, cùng người Việt anh em đứng dậy chống ách kìm kẹp của giặc. Trong khi Mỹ - ngụy tìm mọi cách thiết lập chính quyền tay sai ở vùng miền núi Bình Định, ở Vĩnh Thạnh và nhiều xã vùng cao An Lão, Vân Canh, tổ chức cơ sở hoạt động bí mật đơn tuyến mỗi làng từ 3 - 5 người đã được thiết lập để lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Đến đầu năm 1960, ở Vĩnh Thạnh đã tổ chức đại hội đại biểu nhân dân tự quản huyện và đến 1964 có thêm 2 huyện An Lão, Vân Canh thành lập được Ủy ban nhân dân tự quản các cấp huyện - xã - làng ở vùng đồng bào các dân tộc.

Cuối 1956 – 1957, phong trào diệt tề trừ gian phát triển ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định. Ở An Lão, tháng 6/1957, đồng bào các dân tộc đã bí mật diệt tên Thể - một mật vụ ác ôn xã Ân Tường và tên Nhiêu xã An Toàn, làm cho bọn ngụy quyền ở đây hết sức lo sợ. Tháng 6 – 1957, bọn Mỹ - ngụy thực hiện hàng loạt chiến dịch tố cộng nhưng thất bại. Tháng 11/1957 địch lập ra kế hoạch dồn dân các xã vùng cao, vùng giáp ranh giữa ta và địch vào các chi khu để thực hiện chiến lược “Tát nước bắt cá”. Ở Vĩnh Thạnh, chúng chọn các làng Hà Ri, Đe Tolok, Konklót làm thí điểm. Đồng bào dưới sự lãnh đạo của Đảng dựa vào phong tục và tập quán giằng co không chịu đi, đấu tranh quyết liệt với địch, mãi đến cuối 1958 chúng vẫn không thực hiện được kế hoạch dồn dân.

Từ khi có Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng soi sáng cán bộ và nhân dân các dân tộc ở miển núi Bình Định đã kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, giữa diệt ác trừ gian với chống lập tề, ngụy, giữa chống đoàn ngũ hoá của giặc với xây dựng lực lượng … Trên cơ sở đó, các lực lượng vũ trang đã vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tác chiến, đánh địch bằng mọi vũ khí từ thô sơ đến hiện đại, trên mọi địa hình, trong mọi thời tiết và đặc biệt là phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân với ưu thế của núi rừng. Lịch sử mãi mãi còn ghi lại những chiến công anh hùng của nhân dân các dân tộc thiểu số ở Bình Định như cuộc khởi nghĩa ở huyện Vĩnh Thạnh vào ngày 2/2/1959, hay thắng lợi trong chiến dịch An Lão 1964 …

Một đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc ít người ở miền Tây Bình Định là xây dựng các căn cứ và nuôi dưỡng lực lượng kháng chiến. Vùng rừng núi Trường Sơn ở Bình Định, trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là căn cứ của các huyện đồng bằng của tỉnh Bình Định và của các tỉnh Trung Trung bộ. Đồng bào các dân tộc đã cung cấp lương thực, thực phẩm, bảo vệ an toàn khu căn cứ. Đồng bào còn đóng góp sức người, sức của cho việc nuôi dưỡng, phát triển lực lượng vũ trang giải phóng. Nhiều nơi đồng bào đói chỉ ăn sắn, ăn rau còn lúa gạo làm ra đều để giành cho kháng chiến.

Trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, các dân tộc thiểu số ở miền núi Bình Định đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng quê hương, giải phóng đất nước, đã xuất hiện nhiều đơn vị và cá nhân anh hùng tiêu biểu cho các dân tộc Chăm, Bana, H’rê ở Bình Định đã cùng với nhân dân cả nước lập nên một kỳ tích vĩ đại - giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước vào năm 1975.



     THÔNG BÁO

- THƯ MỜI Về việc chào giá dịch vụ photocopy

V/v đề nghị các công ty có nhu cầu thực hiện cấp muối I-ốt cung cấp bảng báo giá muối I-ốt đựng trong túi OPP loại 1kg để cấp cho đồng bào DTTS năm 2024

- THƯ MỜI Về việc chào giá xây dựng pano tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Bình Định

- giả danh lãnh đạo, cán bộ để lừa đảo

-   QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, Gói thầu số 03 “Tư vấn thẩm định lập E-HSMT và kết quả lựa chọn nhà thầu” thuộc dự án “Nâng cấp, vận hành hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Bình Định phục vụ tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030”

- THÔNG BÁO Về việc phân công trực Lễ, treo Quốc kỳ nhân Ngày nghỉ Tết Dương lịch năm 2024

- THÔNG BÁO MỜI THAM GIA CHỈ ĐỊNH THẦU RÚT GỌN Gói thầu số 02 “Tư vấn lập E-HSMT, đánh giá E-HSDT” thuộc dự án “Nâng cấp, vận hành hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Bình Định phục vụ tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030”

-   THÔNG BÁO MỜI THAM GIA CHỈ ĐỊNH THẦU RÚT GỌN Gói thầu số 03 “Tư vấn thấm định E-HSMT và kết quả lựa chọn nhà thầu” thuộc dự án “Nâng cấp, vận hành hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Bình Định phục vụ tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030”

-  Chỉ đạo tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm

- THÔNG BÁO Kết quả đánh giá, xếp loại công chức, người lao động năm 2023

- THÔNG BÁO Lịch tiếp công dân của Ban Dân tộc năm 2024

KẾ HOẠCH Bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh trong dịp Lễ Noel Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Giáp Thìn 2024

- THÔNG BÁO MỜI THAM GIA CHỈ ĐỊNH THẦU RÚT GỌN Gói thầu số 05 “Tư vấn quản lý dự án” thuộc dự án “Nâng cấp, vận hành hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Bình Định phục vụ tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030”

- thông báo hoãn tổ chức chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm các tỉnh Tây Nguyên

- THƯ MỜI Về việc chào giá dịch vụ cho thuê xe ô tô tổ chức đi học tập, trao đổi kinh nghiệm các tỉnh Tây Nguyên

- Phát động và hưởng ứng tham gia Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2023” trên địa bàn tỉnh Bình Định

- THƯ MỜI THAM GIA CHỈ ĐỊNH THẦU RÚT GỌN Gói thầu: “Tư vấn thẩm tra Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật” thuộc Dự án: Nâng cấp, vận hành hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Bình Định phục vụ tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”

- QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Gói thầu: “Thẩm định giá mua sắm máy vi tính để bàn” thuộc Dự án: Đầu tư hệ thống máy tính cho các sở, ngành và địa phương liên quan phục vụ triển khai ứng dụng giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025

- QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Gói thầu: “Tư vấn thẩm tra Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật” thuộc Dự án: Nâng cấp, vận hành hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Bình Định phục vụ tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030

- THÔNG BÁO MỜI THAM GIA CHỈ ĐỊNH THẦU RÖT GỌN Gói thầu: Tổ chức giảng dạy và cấp giấy chứng nhận 02 lớp bồi dƣỡng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025

- tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”

- THÔNG BÁO KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ THẦU Gói thầu: Cung cấp dịch vụ (Phục vụ giải khát giữa giờ, thuê phòng nghỉ) cho 141 đại biểu (lớp 2) tham gia các lớp tập huấn tại thành phố Quy Nhơn

- THÔNG BÁO KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ THẦU Gói thầu: Cung cấp dịch vụ (Phục vụ giải khát giữa giờ, thuê phòng nghỉ) cho 137 đại biểu (lớp 1) tham gia lớp tập huấn tại thành phố Quy Nhơn

- THƯ MỜI BÁO GIÁ Máy vi tính để bàn

- Về việc tiếp nhận trực tuyến hồ sơ TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban Dân tộc

- V/v triển khai Công điện số 825/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

-  Công điện số 796/CĐ-TTg ngày 13/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ

- Công điện số 825/CĐ-TTg ngày 15/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy

- QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu: “Tư vấn thiết kế lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật” thuộc Dự án “Phát triển, nâng cấp, vận hành hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Bình Định”

- Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương

- THÔNG BÁO MỜI THAM GIA CHỈ ĐỊNH THẦU RÚT GỌN Gói thầu: “Tư vấn thiết kế lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật” thuộc Dự án “Phát triển, nâng cấp, vận hành hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Bình Định”

- QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Gói thầu:“Tư vấn thiết kế lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật” thuộc Dự án “Phát triển, nâng cấp, vận hành Hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Bình Định"

- V/v tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường.

- THÔNG BÁO Về việc nghỉ Lễ và treo Quốc kỳ nhân Ngày Quốc khánh 02/9 năm 2023 Ban Dân tộc

- THƯ MỜI Về việc tham gia chỉ định thầu rút gọn Gói thầu: Tư vấn lập HSMT và đánh giá HSDT của gói thầu Tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các cấp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022 chuyển sang năm 2023

- THÔNG BÁO KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ THẦU Gói thầu: Thực hiện cấp muối I-ốt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2023

- THÔNG BÁO KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ THẦU Gói thầu: Thực hiện cấp muối I-ốt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2023

- V/v đề nghị các công ty có nhu cầu thực hiện cấp muối I-ốt cung cấp bảng báo giá muối I-ốt đựng trong túi OPP loại 1kg để cấp cho hộ đồng bào DTTS năm 2023

  LỊCH
  THƯ MỜI Về việc chào giá dịch vụ photocopy
V/v đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền, tập huấn sử dụng ứng dụng VNeID

QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch nông thôn tỉnh Bình Định năm 2023

Về việc công bố Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch nông thôn tỉnh Bình Định năm 2023

Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Luật Lý lịch tư pháp

QUYẾT ĐỊNH Công bố Danh mục thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực Công tác dân tộc thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ban Dân tộc tỉnh

QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực Công tác dân tộc được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa cấp xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ban Dân tộc tỉnh

Quy định một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2023

QUYẾT ĐỊNH Công bố Danh mục thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực Công tác dân tộc thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ban Dân tộc tỉnh

QUYẾT ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 12/2018/QĐ-TTG NGÀY 06 THÁNG 3 NĂM 2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN, CÔNG NHẬN NGƯỜI CÓ UY TÍN VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế văn hóa công sở và Quy tắc ứng xử của công chức, người lao động thuộc Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Gói thầu: “Tư vấn thiết kế lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật” thuộc Dự án “Đầu tư hệ thống máy tính cho các sở, ngành và địa phương liên quan phục vụ triển khai ứng dụng giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025\"

THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

QUYẾT ĐỊNH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2022 của UBND tỉnh

Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chật kỷ luật, kỷ cương

Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đén năm 2025

Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/08/2023 của Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025.

THÔNG BÁO Về việc nghỉ lễ và treo Quốc kỳ nhân Ngày Quốc khánh 02/9 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH Về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2255/QĐ-UBND ngày 22/6/2023 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2025” trên địa bàn tỉnh

Nghị quyết 105 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh CCHC và siết chặt kỹ luật, kỹ cương

Cuộc thi \"Nét đẹp lao động\" do Công đoàn Viên chức phát động

THƯ MỜI Về việc tham gia chỉ định thầu rút gọn Gói thầu: Tư vấn lập HSMT và đánh giá HSDT của gói thầu Tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các cấp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022 chuyển sang năm 2023

THÔNG BÁO KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ THẦU Gói thầu: Thực hiện cấp muối I-ốt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2023

LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

V/v hướng dẫn thực hiện Kế hoạch triển khai Quyết định số 330/QĐ- UBDT của Uỷ ban Dân tộc về phê duyệt “Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2025” trên địa bàn tỉnh

QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025” trên địa bàn tỉnh

Quyết định 330/QĐUBDT ngày 12/05/2023 của Ủy ban dân tộc về phê duyệt “Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2025”

KẾ HOẠCH Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính tại các cơ quan nhà nƣớc tỉnh Bình Định 6 tháng cuối năm 2023

Thông tư quy định chế độ báo cáo công tác dân tộc

Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương

THƯ MỜI Về việc chào giá dịch vụ cho thuê xe ô tô tổ chức đi học tập, trao đổi kinh nghiệm các tỉnh phía Bắc

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN, TIỂU DỰ ÁN, NỘI DUNG THÀNH PHẦN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

KẾ HOẠCH Thực hiện tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023-2025

KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2023

Quyết định phân cấp và phân công trách nhiệm thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo KTKT

QUYẾT ĐỊNH Về việc phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương và vốn ngân sách tỉnh đối ứng năm 2022 thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.

PHÂN BỔ CHI TIẾT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

QUYẾT ĐỊNH Về việc phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH Về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp ngân sách Trung ương bổ sung mục tiêu thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023

tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp tuyên truyền, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông

KẾ HOẠCH Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023

TỔNG HỢP DANH SÁCH NUT giai đoạn 2023 - 2027 theo Quyết định 4225/QD-UBND

QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2023 - 2027 theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

THÔNG BÁO Lịch tiếp công dân của Ban Dân tộc năm 2023

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế tiếp công dân

Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo các CTMT giai đoạn 2021-2025

CHỈ THỊ Về việc tăng cường triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh

KẾ HOẠCH Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy định cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025

Quyết định phê duyệt khung đào tạo, tập huấn, cho cộng đồng và cán bộ các cấp thuộc CTMT

Hướng dẫn của Bộ xây dựng về quy trình, thủ tục quản lý chất lượng công trình, mức chi phí thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo cơ chế đặc thù Nghị định số 27/2022/NĐ-CP

Hướng dẫn Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện CTMT

Hướng dẫn thực hiện Dự án 8 TWHLHPN

Hướng dẫn của Bộ Công Thương về thực hiện CTMTQG Phát triển KT-XH vùng DTTS&MN

Quyết định thành lập Tổ giúp việc CTMT QG PTKT-XH vùng đồng bào DTTS và MN

Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày 01/4/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022

Quyết định số 23/QĐ-BCĐ ngày 08/3/2022 của Ban Chỉ đạo Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025” năm 2022, 2023

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh năm 2022

Quyết định số 498/QĐ-UBND ngày 18/2/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh năm 2022

QUYẾT ĐỊNH Về việc tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác kết nghĩa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2021

Quyết định số 1475/QĐ-UBND ngày 09/5/2022 của UBND tỉnh về việc thay thế thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn II)”

Quyết định số 3486/QĐ-UBND ngày 25/10/2022 của UBND tỉnh về việc phân bổ kinh phí năm 2022 triển khai thực hiện Nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2 của Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

QUYẾT ĐỊNH số 3257/QD-UBND của UBND tỉnh Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

QUYẾT ĐỊNH số 3148/QĐ-UBND ngày 28/9/2022 của UBND tỉnh Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nội dung số 3 thuộc Tiểu Dự án 2 của Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

QUYẾT ĐỊNH 3149/QĐ-UBND của UBND tỉnh Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nội dung 1 của Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 10 về Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò lực lượng cốt cán và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

Quyết định số 2479/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch năm 2022

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình)

Quy định định mức giao đất ở, định mức bình quân đất sản xuất để thực hiện Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ

Quy định Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

QUYẾT ĐỊNH Về việc bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Ban Dân tộc

QUYẾT ĐỊNH Về việc bổ nhiệm Chánh Thanh tra Ban Dân tộc đối với Bà Lê Thị Kim Quyên

NGHỊ ĐỊNH Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc

KẾ HOẠCH Thực hiện Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

KẾ HOẠCH Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022

KẾ HOẠCH Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN BẢO QUẢN HỒ SƠ, TÀI LIỆU HÌNH THÀNH PHỔ BIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH THỜI HẠN BẢO QUẢN TÀI LIỆU HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Luật Lưu Trữ

Chỉ thị về công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 THỰC HIỆN 03 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC GIAO KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN 03 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Bình Định

Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc

LUẬT SỬA ĐỔI LUẬT ĐẦU TƯ CÔNG, LUẬT ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ, LUẬT ĐẦU TƯ, LUẬT NHÀ Ở, LUẬT ĐẤU THẦU, LUẬT ĐIỆN LỰC, LUẬT DOANH NGHIỆP, LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 2022

Luật Đầu tư công 2019

Luật Đầu tư công

Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước

Nghị định quy định một số điều luật bảo vệ bí mật nhà nước

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ bí mật nhà nước

Quyết định ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2021 - 2025 tinh Bình Định

QĐ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NGÀY 14/10/2021 ĐẾN NĂM 2025 DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

Phụ lục các thôn ĐBKK tại tỉnh Bình Định kèm theo Quyết định 612 của UBDT

QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025

Phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025.

Phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025

Phê duyệt danh sách các xã khu vực III, II, I vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025

Chương trình Phối hợp giữa Ban Dân tộc và Liên minh Hợp tác xã

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2014/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại chất lƣợng công chức, người lao động của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

KẾ HOẠCH Thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TU ngày 19/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới, giai đoạn 2020 – 2030

Nghị định về việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

Quyết định công bố danh mục báo cáo định kỳ công tác trên lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh Bình Định

Quyết định ban hành Quy định chế độ báo cáo định kỳ công tác dân tộc

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Quyết định bổ nhiệm Quyền Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh đối với ông Đinh Văn Lung

Kế hoạch tập huấn chuyên ngành công tác dân tộc năm 2020

Quyết định Phê duyệt \"Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025\"

Quyết định Về việc ban hành Kế hoạch Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở thuộc Chương trình 135 năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Quyết định về việc ban hành Quy định về phân công quản lý nhà nước và vai trò, trách nhiệm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định

Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2018 của Ban Dân tộc

Nghị định kiểm tra xử lý kỷ luật về xử lý vi phạm hành chính

Quyết định về việc giao nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Về việc đánh giá phân loại công chức năm 2019

Về việc phân công nhiệm vụ công chức kiêm nhiệm công tác quản trị mạng của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Về việc khen thưởng thành tích trong công tác năm 2019

Quyết định công bố Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Quyết đinh về việc điều chỉnh, bổ sung Ủy viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh

Quyết định về việc tặng bằng khen của Bộ trưởng,Chủ nhiệm UBDT

Quyết định về việc tặng kỷ niệm chương \"Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc\"

Quyết định về việc tiếp nhận và phân công nhiệm vụ công chức

Quyết định về việc tiếp nhận và phân công nhiệm vụ công chức

Quyết định về việc tiếp nhận và phân công nhiệm vụ công chức

Quyết định về việc tiếp nhận và phân công nhiệm vụ công chức

Quyết định về việc tiếp nhận và phân công nhiệm vụ công chức

Kế hoạch Tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 7 và các vấn đề nóng, được dư luận xã hội quan tâm trên địa bàn tỉnh Bình Định

Quyết định về việc ban hành kế hoạch chi tiết Tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ III năm 2019

Về việc xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 12/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định về việc phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch thực hiện Đề án \"Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025\" trên địa bàn tỉnh năm 2019

Quyết định về việc phân công nhiệm vụ của Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Về việc thống kê số lượng công chức phục vụ việc xây dựng hệ thống bảng lương mới và phụ cấp theo nghề trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc

Về việc thực hiện kế hoạch chi tiết tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ III năm 2019

Báo cáo sơ kết công tác thi đua khen thưởng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10/NQ-CP NGÀY 03/02/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 26-KH/TU NGÀY 15/3/2018 CỦA TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 18-NQ/TW NGÀY 25/10/2017 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII “MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TINH GỌN, HOẠT ĐỘNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ”

Về việc tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh

Quyết định về việc tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh

Quyết định về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ biên chế của phòng chính sách thuộc Ban Dân tộc

Quyết định về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ, biên chế của văn phòng thuộc Ban Dân tộc

Quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại các phòng chuyên môn trực thuộc Ban Dân tộc

V/v sửa đổi bổ sung số lượng khen thưởng tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Định lần thứ III năm 2019

Hướng dẫn công tác khen thưởng tại Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh, cấp huyện lần thứ III năm 2019

Hướng dẫn công tác khen thưởng tại Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh, cấp huyện lần thứ III năm 2019

Về việc đề nghị các công ty có yêu cầu thực hiện cấp muối i ốt cung cấp bảng báo giá muối i ốt đựng trong túi OPP loại 1kg để cấp cho hộ đb DTTS năm 2019

V/v thực hiện Quyết định số 03/2019/QĐ-TTg ngày 15/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định Phê duyệt Kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019 của Văn phòng Điều phối Chương trình 135

V/v thực hiện Nội dung số 06 “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2019

V/v báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2012-2018

V/v hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với các thôn đặc biệt khó khăn sau khi sắp xếp, sáp nhập, đổi tên

Kế hoạch thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên đia bàn tỉnh Bình Định năm 2019

Về việc thống nhất về tiêu chuẩn, số lượng khen thưởng tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Định lần thứ III năm 2019

Về việc hướng dẫn về tiêu chuẩn, số lượng khen thưởng tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Định lần thứ III năm 2019

Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Bình Định

Quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi năm 2019 theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ

V/v rà soát, lập danh mục và tự kiểm tra văn bản liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo

V/v rà soát, gửi danh sách NCUT năm 2019 theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc quý I/2019.

Quyết định Phê duyệt Kế hoạch xây dựng Đề án “Xây dựng Bộ tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi\"

V/v hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg.

V/v xác định địa bàn xã miền núi thực hiện chính sách theo Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg

Về việc báo cáo tình hình thực hiện chính sách cán bộ người DTTS

Quyết định về việc thành lập tiểu ban Hậu cần và Bảo vệ giúp Ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ III năm 2019

Quyết định về việc thành lập tiểu ban Thi đua - Khen thưởng giúp Ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ III năm 2019

Quyết định về việc thành lập Tiểu ban Tuyên truyền và Khánh tiết giúp Ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ III năm 2019

Quyết định về việc thành lập Tiểu ban Nội dung giúp Ban tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ III năm 2019

Quyết định về việc thành lập Ban tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ III năm 2019

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 3 năm 2019

Về việc thực hiện công tác cải cách hành chính

Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2018.

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Báo cáo kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2018

Quyết định về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Bìn Định năm 2019

Quyết định về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban Dân tộc.

Quyết định về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành chính và Quy định việc đánh giá, chấm điểm, xếp hạng chỉ số cải cách hành chính đối với các cơ quan trung ương trên địa bàn tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Tình hình và kết quả triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018 và giải pháp thực hiện năm 2019

Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ III năm 2019

Quyết định về việc công bố công khai dự toán năm 2018 của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định (Năm trước chuyển sang và CTMT)

Quyết định về việc công bố công khai dự toán năm 2019 của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định (Dự toán giao đầu năm)

Quyết định về việc công khai dự toán năm 2018

Quyết định về việc công bố công khai dự toán năm 2018 của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định (CTMT năm trước chuyển sang và kinh phí trung ương bổ sung có mục tiêu)

Quyết định về việc công bố công khai dự toán năm 2018 của Ban Dân tộc tỉnh BÌnh Định (Kinh phí bổ sung)

Quyết định về việc công bố công khai dự toán năm 2018 của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định (Kinh phí bổ sung trong năm)

Quyết định về việc công bố công khai dự toán năm 2018 của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Quyết định về việc công bố công khai dự toán năm 2018 của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định (Điều chỉnh dự toán)

Phê duyệt đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020

Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ III năm 2019 và Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020

Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính năm 2018

Quyết định phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020

Quyết định phê duyệt danh sách các huyện nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020

Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2018

Quyết định về việc kiện toàn Hội đồng sáng kiến cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Quyết định về việc kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ban Dân tộc

Báo cáo sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018

Quyết định về việc kiện toàn Ban biên tập Trang Thông tin điện tử của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Quyết định về việc phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2018-2022 theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ

Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính năm 2018

Chỉ thị về tăng cường các giải pháp cải thiện nâng cao Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Bình Định

Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động cuả Tỉnh uỷ về cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020 năm 2018

Báo cáo kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính Quý I và phương hướng, nhiệm vụ Quý II năm 2018

Báo cáo kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính quý II, và phương hướng nhiệm vụ quý III năm 2018

Quyết định về việc thành lập tổ cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan Ban Dân tộc

Quyết định về việc phê duyệt Kết quả xác định Chỉ số Cải cách hành chính năm 2017 của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Định

Quyết định ban hành kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Bình định năm 2018

Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2018

Báo cáo sơ kết tình hình triển khai thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU của Tỉnh Uỷ Bình Định

Kết luận của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về việc xây dựng Thông tư bãi bỏ một số Thông tư do Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT ban hành”.

Kết luận của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban về việc mở mới đề tài khoa học cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2019

Ngày 26/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 771/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”.

V/v đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 và chuẩn bị kế hoạch năm 2019

Về việc đề nghị lập dự toán kinh phí thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ

Rà soát hoàn thiện mục tiêu và kế hoạch thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020

Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người uy tín và chính sách đối với người uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh

Triển khai thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều theo Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 31/5/2018 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh

Quyết định về việc kiện toàn Ban Biên tập Trang thông tin điện tử của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Quyết định về việc kiện toàn Hội đồng sáng kiến cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Quyết định về việc kiện toàn Hội Đồng thi đua - Khen thưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Quyết định về việc điều động công chức

Quyết định về việc điều động công chức

Quyết định về việc điều động và bổ nhiệm công chức

Quyết định về việc điều động và bổ nhiệm công chức

Quyết định về việc điều động và bổ nhiệm Chánh Văn phòng Ban Dân tộc

Ban hành kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2018 của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Quyết định ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2018 của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Quyết Định về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách cấp muối i-ốt cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2018

Về việc phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2018

Quyết Định về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính Ban Dân tộc tỉnh năm 2017

Quyết định về việc ban hành quy chế công tác thi đua, khen thưởng của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Quyết định ban hành kế hoạch về việc kiểm tra CCHC năm 2017

Kế hoạch thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về công tác CCHC năm 2017

Thông tư 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước

Quy định chi tiết thực hiện dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

Phê duyệt danh sách thôn ĐBKK vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020

Phê duyệt danh sách xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020

Phê duyệt danh sách thôn ĐBKK, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020

Phê duyệt danh sách thôn ĐBKK, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020

V/v Ban hành Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

V/v Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống văn phòng điện tử Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020

Về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020

Ban hành Quy định tạm thời một số định mức và mức hỗ trợ PTSX thuộc Chương trình 135 năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Về việc tiếp tục thực hiện Quyết định 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 và Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ

Phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới

Phê duyệt danh sách thôn DBKK vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016

Phê duyệt danh sách xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016

V/v thành lập Ban Biên tập Trang thông tin điện tử của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

V/v ban hành quy chế quản lý, vận hành và cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban dân tộc tỉnh Bình Định

V/v hướng dẫn triển khai Chương trình 135 năm 2015

Hướng dẩn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

     HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
  • Đ/c Bùi Tiến Dũng, PTB Ban Dân tộc trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho UBND huyện An lão có thành tích xuất sắctrong công tácngười uy tín giai đoạn 2011-2021
  • Đồng chí Đinh Văn Lung, Trưởng ban Ban Dân tộc kiểm tra tại một điểm sạt lỡ đã khắc phục địa bàn xã Canh Liên
  • Hội nghị trực tuyến sơ kết 09 tháng đầu năm công tác dân tộc do Ủy ban Dân tộc tổ chức
  • Đ/c Đinh Văn Lung, Trưởng ban Ban Dân tộc phát biểu khai mạc Buổi tập huấn lớp giảng viên, báo cáo viên theo QĐ771
  • Đ/c Nguyễn Xuân Vĩnh, Tỉnh ủy viên, PCTTT Mặt trận TQVN tỉnh và  Đ/c Đinh Văn Lung, Trưởng ban Ban Dân tộc trao, nhận hỗ trợ cho công tác phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh
  • Ông Đinh Văn Lung, QTB trao hỗ trợ cho gia đình có người bị rắn cắn chết tại TT Vân Canh
  • Ông Bùi Tiến Dũng, PTB trao hỗ trợ cho gia đình có người thân mất do đuối nước tại xã Đắk mang
  • Ông Bùi Tiến Dũng, PTB trao quà cho Ban Quản lý Thôn 2 , Xã An Hưng (đơn vị kết nghĩa)
  • Hội nghị công chức và người lao động của Ban Dân tộc năm 2021
  • Hội nghị Công chức và Người lao động năm 2021
  • Hưởng ứng Tuần lễ áo dài do Công đoàn VC tỉnh phát động 2021
  • Hưởng ứng Tuần lễ áo dài do Công đoàn VC tỉnh phát động
  • Đ/c Bùi Tiến Dũng tham dự Ngày Hội văn hóa, thể thao các dân tộc ba xã vùng cao huyện Hoài Ân
  • Đ/c Bùi Tiến Dũng tham dự Ngày Hội văn hóa, thể thao các dân tộc ba xã vùng cao huyện Hoài Ân
  • Đồng chí Bùi Tiến Dũng, Phó Trưởng ban tặng quà cho Trường PTDTNT huyện Hoài Ân nhân dịp Tết Nguyên đán Tân sửu 2021
  • Đồng chí Bùi Tiến Dũng, Phó Trưởng ban tặng quà cho xã Đắk Mang, huyện Hoài Ân nhân dịp Tết Nguyên đán Tân sửu 2021
  • Đồng chí Bùi Tiến Dũng, Phó Trưởng ban tặng quà cho xã Bok Tới, huyện Hoài Ân nhân dịp Tết Nguyên đán Tân sửu 2021
  • Thăm và Trao quà của UBDT cho Trường PTDTNT THPT Bình Định
  • Thăm và Trao quà của UBDT cho Trường PTDTNT THPT Bình Định
  • Đồng chí Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT phát biểu tại buổi trao quà Xã An Dũng, huyện An Lão
  • Đồng chí Nguyễn Tuấn Thanh, PCT Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện An Lão
  • Đồng chí Y Thông, Thứ trướng, Phó Chủ nhiệm UBDT thăm, chúc tết đồng bào DTTS huyện An Lão
  • Thăm và tặng quà các hộ DTTS bị thiệt hại do bão số 9 năm 2020
  • Thăm và tặng quà các hộ DTTS bị thiệt hại do bão số 9 năm 2020
  • Tiếp Đoàn BDT tỉnh Quảng Bình vào học tập, trao đổi kinh nghiệm CT135
  • Tiếp Đoàn BDT tỉnh Quảng Bình vào học tập, trao đổi kinh nghiệm CT135
  • Hội nghị tập huấn chuyên ngành công tác dân tộc năm 2020
  • Hội nghị tập huấn chuyên ngành công tác dân tộc năm 2020
  • Tập thể công chức Ban Dân tộc và công chức làm công tác dân tộc các địa phương tại Đại hội DTTS lần thứ III năm 2019
  • Tiếp và làm việc với Đoàn Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đến  tham quan và học tập kinh nghiệm
  • Tiếp và làm việc với Đoàn Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đến tham quan và học tập kinh nghiệm
  • Đồng chí Bùi Tiến Dũng triển khai nội dung trong Hội nghị tập huấn người có uy tín năm 2020
  • Hội nghị tập huấn cho người có uy tín năm 2020
  • Đồng chí Đinh Văn lung phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn cho người có uy tín năm 2020
  • Thanh tra Ban tổ chức Hội nghị tảo hôn tại huyện Vĩnh Thạnh
  • Lãnh đạo Ban thăm và tặng quà người uy tín tại xã Canh Liên, huyện Vân Canh
  • Lãnh đạo Ban thăm và tặng quà cho người có uy tín bị thiệt hại do nắng hạn tại xã Bók Tới thuộc huyện Hoài Ân
  • Lãnh đạo Ban thăm và tặng quà cho các hộ đồng bào có người thân bị sét đánh tại huyện An Lão
  • Ban Dân tộc tiếp Đoàn Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk tham quan và học tập kinh nghiệm tại Bình Định
  • Ban Dân tộc tiếp và làm việc với Đoàn Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang
  • Ban Chấp hành Chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025
  • Đại hội Chi bộ Ban Dân tộc nhiệm kỳ 2020-2025
  • Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ (2017-2022) Công đoàn cơ sở  Ban Dân tộc tỉnh Bình Định
  • Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ (2017-2022) Công đoàn cơ sở  Ban Dân tộc tỉnh Bình Định
  • Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ (2017-2022) Công đoàn cơ sở  Ban Dân tộc tỉnh Bình Định
  • Gặp mặt chia tay Đ/c Trần Quốc Lại,Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh
  • Gặp mặt chia tay Đ/c Trần Quốc Lại, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh
  • Đoàn chủ toạ tại Đại hội đại biểu các DTTS
  • Quang cảnh Đại hội đại biểu các DTTS lần III năm 2019
  • Đồng chí Nông Quốc Tuấn, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT và  Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, UVTWĐ, Bí thư Tỉnh ủy cùng các Đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm vùng đồng bào DTTS
  • Đồng chí Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
  • Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến thăm và làm việc tại Ban Dân tộc
  • Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến thăm và làm việc tại Ban Dân tộc
  • Đồng chí Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT làm việc với Ban Dân tộc tỉnh
  • Hoạt động của Ban
  • Hoạt động của Ban
  • Hoạt động của Ban nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày thành lập hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
  • Hoạt động của Ban nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày thành lập hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
  • Hoạt động của Ban nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày thành lập hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
  • Hoạt động của Ban nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày thành lập hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
  • Hoạt động của Ban nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày thành lập hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
  • Hoạt động của Ban nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày thành lập hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
  • Hoạt động của Ban nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày thành lập hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
  • Hoạt động của Ban nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày thành lập hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
  • Hoạt động của Ban
  • Ban Dân tộc tỉnh Bình Định tiếp đoàn công tác tỉnh Lâm Đồng
  • Hoạt động của Ban
  • Hội thao Ngành Dân tộc
  • Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải UBDT kiểm tra tình hình thực hiện chính sách dân tộc
  • Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải UBDT kiểm tra tình hình thực hiện chính sách dân tộc khu vực Tây Nam bộ
  • học tập và trao đổi kinh nghiệm
  • học tập và trao đổi kinh nghiệm
  • học tập và trao đổi kinh nghiệm
  • Hoạt động Ban Dân tộc
  • Hoạt động Ban Dân tộc
  • Hoạt động Ban Dân tộc
  • khảo sát cồng chiêng
  • khảo sát cồng chiêng
  • khảo sát cồng chiêng
  • khảo sát cồng chiêng
  • hoạt động của Ban Dân tộc
  • Các thế hệ công tác dân tộc
  • Đội bóng chuyền Ban Dân tộc tỉnh trong 1 trận đấu
  • Đội bóng chuyền Ban Dân tộc tỉnh
     TÌM KIẾM
Từ khóa:
Mục tin:
  HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
  Hỗ trợ:
     Video
 Ban Dân tộc Bình Định
Uy ban dan toc
Bao binh dinh
Đánh giá chất lượng phục vụ hành chính công
Bầu cử Đại biểu Quốc hội khòa XIV và Đại biểu HĐND các cấp
 Ban Dân tộc Bình Định
 Ban Dân tộc Bình Định
     SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  Đang online:               14
  Số lượt truy cập: 1535506
 
THƯ MỜI Về việc chào giá dịch vụ photocopy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN DÂN TỘC BÌNH ĐỊNH Điện thoại: 02563821362 Địa chỉ: 06 Trần Phú, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Chịu trách nhiệm nội dung: Phó Trưởng ban Trần Văn Thanh